Thứ Ba, 3 tháng 7, 2012

KHÁM PHÁ TÀI NĂNG TIỂM ẨN CỦA TRẺ!



Cha mẹ là người sinh thành và dưỡng dục con cái nên là người hiểu về con em mình hơn ai hết. Tuy nhiên, cần bao nhiêu thời gian để có thể phát hiện được tố chất bẩm sinh của trẻ? Ngay hôm nay, 10 năm sau hay lâu hơn nữa?

Xã hội phát triển, nhu cầu được khám phá bản thân ngày càng cao. Việc biết rõ đúng tính cách và tiềm năng trí tuệ nổi trội của trẻ quan trọng như một tấm bản đồ hướng dẫn cho trẻ con đường đi đến thành công. Ngày nay, thông qua phương tiện thông tin đại chúng, các bậc cha mẹ rất dễ dàng tìm được các phương pháp để nuôi và dạy con cái. Tuy nhiên, để tìm ra được một phương pháp thiết thực và khả thi thì không dễ dàng như bao người vẫn nghĩ. Đó cũng chính là lý do mà các bậc phụ huynh thường ép trẻ học nhanh, học nhiều để trở thành “siêu thần đồng” bằng cách cho trẻ học chính khóa, học thêm, học anh văn, học đàn, vi tính… Thậm chí khuynh hướng này đã trở thành sự lựa chọn của rất nhiều bậc phụ huynh.
Với ý nghĩ cha mẹ luôn dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ. Các bậc cha mẹ đã không ngần ngại khi áp đặt con mình vào suy nghĩ riêng của mình. Chị Bui, Nha Trang tâm sự: “Con trai em mới vài tháng tuổi. Em muốn hướng cho cháu say mê những môn khoa học tự nhiên”.
Việc luôn dành những điều tốt đẹp nhất cho trẻ không đồng nghĩa với việc trẻ phải học theo niềm đam mê và định hướng của cha mẹ. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng: ban đầu trẻ có thể học tốt những kiến thức người lớn định hướng theo. Thế nhưng một thời gian sau, trẻ có thể sẽ có biểu hiện tuột dốc trong học tập. Bởi lẽ, nếu trẻ không có đam mê thì trẻ không cố gắng phấn đấu và cũng không thể nào tiếp thu tốt được môn học đó. Sau một thời gian, trẻ không còn theo kịp chương trình học nữa, giảm sự hứng thú với việc học. Do vậy, thật là lãng phí thời gian, tiền bạc và công sức cho các bậc phụ huynh cũng như khá là không công bằng cho trẻ. Mọi sự định hướng nghề nghiệp cần dựa khả năng tiềm ẩn của trẻ, không nên xuất phát từ những ý muốn chủ quan của mình để áp đặt một định hướng nào đó mà không phù hợp với trẻ.
Cha mẹ nào cũng có những tâm tư tình cảm riêng dành cho con cái. Tuy nhiên, cách tiếp cận và băn khoăn của mỗi gia đình thì lại khác. Chị Nguyễn Thị Châm, 28 tuổi, TP.HCM cũng chia sẻ: “Con tôi 11 tuổi, rất nghịch và mê chơi điện tử, luôn bị giáo viên “để ý” tuy học lực khá. Gần đây cháu học sút dần. Về nhà nếu muốn cháu học thì tôi phải ngồi kèm sát. Làm sao để cháu bớt nghịch và mải chơi để tập trung vào học nhiều hơn?”.
Thật ra, trường hợp của con chị Châm khá phổ biến. Mỗi trẻ có những cách tiếp thu việc học riêng. Có những trẻ học bằng mắt, bằng tai và bằng vận động cơ thể. Đối với những trẻ học bằng vận động có xu hướng bồn chồn và cần phải di chuyển. Các bậc cha mẹ nếu hiểu được con có thể kết hợp các hình thức vận động với việc học của trẻ để nâng cao khả năng tiếp thu việc học và tăng cường khả năng vận động của trẻ.
Mỗi trẻ hình thành mỗi tính cách khác nhau, có những trẻ thì năng động, hoạt bát, học tập thông qua vận động; nhưng cũng có những trẻ ít nói, lập dị, chậm chạp chỉ học bằng trực quan, thính giác tuy nhiên không vì thế mà vội đánh giá tài năng, tính cách của từng trẻ.

Việc khám phá ra tài năng để đầu tư và định hướng đúng cho trẻ trở thành một nhu cầu cấp bách trong xã hội phát triển đa dạng như hiện nay.
Để giúp trẻ tìm ra con đường khám phá bản thân nhanh nhất, chính xác và toàn diện nhất, các nhà khoa học và tâm lý học trên thế giới đã dày công nghiên cứu và đưa ra một công cụ thiết thực hỗ trợ tối ưu cho các bậc cha mẹ, đó là ngành khoa học Sinh trắc học dấu vân tay.
Khoa học đã chứng minh được rằng Sinh trắc học dấu vân tay có thể giúp các bậc cha mẹ biết được tính cách, tài năng thiên bẩm, các chỉ số thông minh, cảm xúc, suy nghĩ, điểm mạnh, điểm yếu trong tố chất bẩm sinh của trẻ, giúp trẻ cân bằng hệ não bộ bằng phương pháp giáo dục hỗ trợ tác động từ bên ngoài.
Năm 1926 Tiến sĩ Harold Cummins được xem là cha đẻ của ngành nghiên cứu khoa học dấu vân tay đưa ra lý luận chỉ số cường độ vân tay, vị trí hình dạng vân tay ở những ngón tay khác nhau có liên quan đến tiềm năng và trí tuệ của con người. Ông nghiên cứu ra rằng dấu vân tay được hình thành đồng thời với sự hoàn thiện của cấu trúc não bộ. Dấu vân tay được khởi tạo khi trẻ được 13 đến 19 tuần tuổi. Vào giai đoạn trước đó, thai nhi không có dấu vân tay đồng thời não bộ cũng chỉ trong giai đoạn hình thành. Khi thai nhi được 19 tuần tuổi cũng là lúc các vùng chính của não hình thành bao gồm cả vỏ đại não.
Trước Harold Cummins còn có tiến sĩ Francis Galton, Henry Faulds, Noel Jaquin, Beryl Hutchinson, Charlotte Woff là những nhà khoa học đi tiên phong trong lĩnh vực sinh trắc học dấu vân tay. Họ đã tìm ra được vai trò của dấu vân tay trong lĩnh vực di truyền, số lượng vân tay trên ngón tay liên quan đến tiềm năng về trí tuệ con người, chuẩn đoán vân tay có thể đánh giá tình hình sức khỏe và tình cảm của con người, mối quan hệ mật thiết giữa vân tay và tiềm thức con người, ngón cái và ngón trỏ có thể cho biết năng lực tự ý thức và ý chí của mỗi người.
Sinh trắc học dấu vân tay là cách duy nhất để giải các mật mã của não bộ, bởi dấu vân tay vĩnh viễn sẽ không thay đổi cho dù có bị bỏng, đứt tay… đi chăng nữa thì theo thời gian nó cũng sẽ tự tái tạo lại y như cũ. Vì thế, chỉ cần phân tích một lần trong đời cho trẻ, cha mẹ có thể định hướng lâu dài cho trẻ.
Vịêc sử dụng Sinh trắc học dấu vân tay đã được các nước trên thế giới sử dụng rộng rãi. Ở Mỹ, các nhà khoa học sử dụng dấu vân tay để chuẩn đoán chứng bệnh Down và hỗ trợ đặc biệt trong ngành khoa học hình sự. Ở Trung Quốc, người ta sử dụng Sinh trắc học để đo chỉ số thông minh ở những tộc người thiểu số. Nga và Trung Quốc cũng đã ứng dụng Sinh trắc học dấu vân tay để tìm kiếm các ứng cử viên tài năng cho đội tuyển Thế vận hội Olympic ở một đứa trẻ mới 4 tuổi. Ở Đức, các bác sĩ đã sử dụng phương pháp này để chuẩn đoán các bệnh liên quan đến rối loạn tâm lý và di truyền.
Còn ở các nước ASEAN, Sinh trắc học dấu vân tay được xem như là một công cụ đắc lực hỗ trợ cho việc khám phá tài năng thiên bẩm, tính cách, điểm mạnh, điểm yếu, cách tiếp thu việc học, chỉ số IQ, EQ (trí tuệ cảm xúc), CQ (chỉ số sáng tạo), AQ (chỉ số vượt khó)… của từng cá nhân với mục đích cho việc định hướng giáo dục, phát triển cá nhân và sự nghiệp.

Thay đổi quan điểm, thay đổi tương lai của trẻ
Sinh trắc học dấu vân tay như một tấm bản đồ hướng dẫn con bạn con đường đi đến thành công. Chị Dung, Q.9 cho biết: trước khi phân tích sinh trắc học dấu vân tay để tìm ra tài năng thiên bẩm của bé Đạt Khôi con chị, chị nghĩ rằng nên để con mình phát triển tự nhiên. Tuy nhiên, chị cũng e ngại rằng: để con phát triển tự nhiên mà không có sự hướng dẫn định hướng, giáo dục của cha mẹ ngay từ khi còn nhỏ, con cái sẽ rất dễ dàng chịu sự tác động xấu từ các yếu tố môi trường bên ngoài, mà bé Đạt Khôi thì còn quá nhỏ để có thể nhận biết được hành vi của bản thân. Được bạn bè giới thiệu về Khoa học Sinh trắc học Dấu vân tay chị không ngần ngại làm bài phân tích khoa học cho con mình. Chị rất hài lòng về kết quả của bảng phân tích não bộ và các loại hình thông minh trí tuệ của trẻ, để từ đó mà định hướng đúng cho con. Chị cũng biết được đâu là điểm yếu của con mình để giúp trẻ khắc phục, đâu là điểm mạnh để phát huy và ngành nghề nào sẽ phù hợp với khả năng của trẻ. Hiện giờ, chị và con chị ngày càng thân thiết hơn, bởi chị đã biết được mong muốn, nguyện vọng của con mình, không áp đặt trẻ như trước nữa.

Cuộc sống của trẻ nằm trong tầm tay của các bậc cha mẹ. Hãy xóa bỏ những nghi ngờ về tài năng, tính cách của trẻ, cùng con trẻ xây dựng mot gia đình thật hạnh phúc!


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét