Thứ Năm, 26 tháng 4, 2012

LỊCH SỬ VỀ SINH TRẮC VÂN TAY (DERMATOGLYPHICS)



  • Trung Quốc Cổ đại: Các thương nhân sử dụng dấu ấn của ngón tay cái trong việc giao dịch 
  •    Năm 1684: Tiến sĩ Nehemiah Grew (1641-1712) giới thiệu Finger Prints, Palms and Soles đến Hội Hoàng gia
  •  Năm 1685:Tiến sĩ Bidloo công bố tấm bản đồ giải phẫu, minh họa các chỉ số của con người có liên quan đến thái độ sống
  • Năm 1686: Tiến sĩ Marcello Malphigi (1628-1694) đưa ra luận thuyết về các loại vân tay: xoắn, móc, vòm trong dấu vân tay
  • Năm 1788: J.C.Mayer là người đầu tiên đưa ra thuyết cơ bản về phân tích vân tay và giả thuyết rằng Dấu vân tay là duy nhất
  • Năm 1823: Tiến sĩ Jan Purkinje phân loại những chủng trên các vân tay thành 9 loại: arch, tented arch, ulna loop, radial loop, peacock’s eye/compound, spiral whorl, elliptical whorl, circular whorl, and double loop/composite
  • Năm 1823: Joannes Evangelista Purkinji tìm thấy các mô hình và hình dạng của ngón tay bắt đầu hình thành ở khoảng tuần thứ 13 của thai nhi trong bụng mẹ.
  • Năm 1832: Tiến sĩ Charles Bell (1774-1842) là một trong những bác sĩ đầu tiên kết hợp khoa học nghiên cứu giải phẫu thần kinh với thực hành lâm sàng. Ông xuất bản cuốn The Hand: Its Mechanism and Vital Endowments as Evincing Design.
  • Năm1893 Francis Galtons (cháu của Charles Darwin) là người đầu tiên phát hiện vai trò Francis Galtons (cháu của Charles Darwin) là người đầu tiên phát hiện vai trò của vân tay trong lĩnh vực di truyền và sự khác biệt vân tay ở những chủng tộc khác nhau. Ông đã đơn giản hoá việc phân loại vân tay và chia vân tay thành 3 loại lớn: Vân sóng (không có tam giác điểm), vân móc (có 1 tam giác điểm), vân xoáy (có 2 tam giác điểm) (1892) Francis Galtons (cháu của Charles Darwin) là người đầu tiên phát hiện vai trò của vân tay trong lĩnh vực di truyền và sự khác biệt vân tay ở những chủng tộc khác nhau.
  • Năm 1897: Harris Hawthorne Wilder là người Mỹ đầu tiên học về Dermatoglyphics. Ông đã phát minh ra chỉ số Main Line, nghiên cứu thenar hypothenar eminencies, khu II, III, IV.
  • Năm 1926 Tiến sĩ Harold Cummins được xem là cha đẻ của ngành nghiên cứu khoa học dấu vân tay đưa ra lí luận chỉ số cường độ vân tay PI (Pattern Intensity).Giá trị RC, số lượng tam giác điểm, hình dạng vân tay, vị trí hình dạng vân tay ở những ngón tay khác nhau có liên quan đến tiềm năng và trí tuệ của con người.Ông nghiên cứu ra rằng dấu vân tay được hình thành đồng thời với sự hoàn thiện các cấu trúc của não bộ. Dấu vân tay được khởi tạo ở thai nhi vào giai đọan từ 13 đến 19 tuần tuổi. Vào giai đọan trước đó, thai nhi không có dấu vân tay đồng thời não bộ cũng chỉ trong giai đoạn hình thành. Khi thai nhi được 19 tuần tuổi cũng là lúc các vùng chính của não hình thành bao gồm cả vỏ đại não.
  • Năm 1944: Tiến sĩ Tâm lý phân tích Julius Spier Chirologist xuất bản cuốn sách "Bàn tay của trẻ em". Ông đã khám phá một số điểm đáng kể, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển tâm sinh lý, chẩn đoán sự mất cân bằng và các vấn đề trong khu vực này từ các mô hình của bàn tay
  • Năm 1957: Tiến sĩ Walker sử dụng các cấu hình da trong chẩn đoán Hội chứng Down
  • Năm 1968: Sarah Holt nghiên cứu mô hình các vân tay của cả hai bàn tay và lòng bàn tay ở các dân tộc khác nhau cả về đặc tính bẩm sinh và sự tác động của môi trường
  • Năm 1969: John J. Mulvihill, MD và David W. Smith, MD xuất bản cuốn “Thiên tài qua Vân tay”, cung cấp phiên bản mới nhất về sự hình thành của vân tay
  •  Năm 1970: Liên Xô sử dụng Sinh trắc vân tay trong việc lựa chọn thí sinh cho Thế vận hội Olympic
  • Năm 1976: Schaumann nghiên cứu các chỉ số trên vân tay của những người bệnh tim bẩm sinh, ung thư, bệnh bạch cầu, bệnh tâm thần phân liệt.... nghiên cứu được hướng vào nghiên cứu di truyền và chẩn đoán của các khuyết tật nhiễm sắc thể.
  •  Năm 1980: Trung Quốc thực hiện công trình nghiên cứu tiềm năng con người, trí thông minh và tài năng trong vân tay và gen của con người.
  • Năm 1985: Tiến sĩ Chen Yi Mou - Đại học Havard nghiên cứu Sinh trắc vân tay dựa trên Thuyết Đa Thông Minh của Tiến sĩ Howard Gardner. Đây là lần đầu tiên áp dụng Sinh trắc dấu vân tay trong lĩnh vực giáo dục và chức năng của não liên quan đến dấu vân tay
  • Năm 2000: Tiến sĩ Stowens - Giám đốc Bệnh viện St Luke ở New York tuyên bố để có thể chẩn đoán tâm thần phân liệt và bệnh bạch cầu với độ chính xác hơn 90%. Tại Đức, Tiến sĩ Alexander Rodewald tuyên bố có thể xác định khuyết tật bẩm sinh tương đương với độ chính xác 90%.
  • Năm 2004: Trung tâm IBMBS (Trung tâm Sinh trắc học Xã hội và Hành vi ứng xử quốc tế) đã xuất bản hơn 7000 luận án về Sinh trắc vân tay. Ngày nay, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Singapore, Malaysia... áp dụng Sinh trắc vân tay đến các lĩnh vực giáo dục, hy vọng sẽ cải thiện chất lượng giảng dạy và nâng cao hiệu quả học tập bằng cách xác định các phong cách học tập khác nhau.
  •   Các nhà nghiên cứu khẳng định độ chính xác của Sinh trắc vân tay rất cao, đó là khả năng dự báo từ các tính năng của tay.

Thứ Năm, 19 tháng 4, 2012

ĐỪNG TỰ HẠN CHẾ SỨC MẠNH BẢN THÂN

Bạn đã từng nghĩ rằng mình thực sự chẳng làm được gì cho cuộc sống này và mình quá kém cỏi.
Bạn đã từng so sánh mình với một ai đó, để rồi bật khóc.
Bạn đã từng sống một cuộc sống không phải con người thật của mình.
Bạn đã thấy mình thất bại và tự nhủ rằng: “Đến đây là chấm hết”.
Cái cảm giác mình là kẻ thua cuộc, kẻ vô ích luôn làm bạn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi và rồi nước mắt làm bạn mất đi sự tự tin, làm bạn bị lún sâu trong tâm trạng đó mãi không thoát ra được. Bạn thấy tự ti trước cuộc sống, lập trường của bạn bị lung lay và rồi trước bao con đường, bao ngã rẽ bạn sẽ mãi không tìm được đường đi riêng cho mình.
Vậy đã bao giờ bạn tự hỏi mình rằng tại sao lại như vậy???  Có thật bạn là người vô dụng, hay đơn thuần bạn chưa thực sự biết hết khả năng của chính mình, điều này khiến bạn đang tạo ra rào cản phát sinh từ tâm lý hạn chế bản thân của mình.

Hạn chế sức mạnh bản thân
Tự  hạn chế bản thân là một biểu hiện tâm lý mặc cảm về thân phận, không dám thi thố, tranh luận. Do vậy mà người ta hay thu mình, tránh giao tiếp, cảm thấy bi quan và chán nản, có sự mặc cảm lớn trong quan điểm về bản thân, luôn cảm thấy mình kém cỏi trước người khác về những cái căn bản nhất. Họ không dám đưa ra ý kiến, quan điểm của riêng mình chỉ vì sợ sự đánh giá hay nhận xét của người khác; thậm chí đôi khi còn nảy sinh suy nghĩ tiêu cực muốn hạn chế cả khả năng của những người xung quanh. Kết quả cuối cùng của những việc đó là họ không thể thoát ra khỏi chính con người mình để bước tới thành công và mãi mãi chôn chân trong sự tù túng.
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến tự hạn chế bản thân là thói quen sống:
Từ khi được sinh ra chúng ta đã mang trong mình nguồn sức mạnh vô cùng to lớn, nhưng chúng ta lại lãng quên, và không quan tâm đến việc đi tìm cái vốn đã hiện hữu trong bản thân mình.
Có thể chúng ta đã không được khuyến khích tạo lập và phát triển lòng tự trọng, tính độc lập và óc sáng tạo ngay từ thuở nhỏ, để đến khi lớn lên việc tự hạn chế bản thân đã trở thành một thói quen không thể sửa đổi. Thế là, từ sự khiếm khuyết này đã tiếp tục phát sinh ra những khiếm khuyết khác.
Ví dụ: Một bà mẹ có tuổi thơ không được khuyến khích phát huy những xúc cảm riêng thì sẽ cảm thấy lo lắng khi đứa con càng lúc càng phát triển tính tự lập của nó và dường như không còn cần đến sự bảo bọc của mẹ. Các bà mẹ thường lo sợ đứa trẻ sẽ không còn yêu thương, gần gũi và nương tựa vào mình nữa. Họ không những không vui khi con mình ngày một chững chạc hơn mà còn tìm cách ngăn trở khả năng sáng tạo và những hành động đầy cá tính của con. Chính điều này vô tình đã kìm hãm sự phát triển mang tính tự nhiên của sức mạnh bản thân trong những đứa trẻ. Và hiển nhiên khi lớn lên, chúng sẽ trở thành những con người thiếu tự tin vào năng lực bản thân; không dám đưa ra ý kiến, quan điểm của riêng mình chỉ vì sợ sự đánh giá hay nhận xét của người khác...

Biểu hiện phát sinh của Hạn chế sức mạnh bản thân
Nóng giận:  nhận thức bi quan về bản thân dễ làm người ta nóng giận, nóng giận dược xem như là một cơ chế bảo vệ. Người thiếu tự tin cố gắng làm cho mình có vẻ quan trọng và có quyền trước người khác. Họ làm như vậy vì họ cảm thấy mình không quan trọng và thua kém mọi người.
Trầm cảm:  trầm cảm là một biểu hiện thông thường, người thiếu tự tin thấy mình không giỏi, mà còn không được người thân, bạn bè yêu thương và hỗ trợ. Vấn đề ở đây là họ cảm thấy mình chẳng ra gì, không có giá trị hoặc chẳng là gì trước mặt người khác. Nếu trầm cảm kéo dài họ sẽ có nguy cơ phát sinh ra những căn bệnh cả về thể chất lẫn tinh thần.
Ghen tị:  là một biểu hiện khác của thiếu tự tin. Người thiếu tự tin thường cảm thấy sợ hãi trước mọi người và coi ai cũng là đối thủ của mình. Những người họ gặp chẳng khác nào cái “gai” trong mắt và sự hiện diện của những người này đe dọa và làm cho họ mất đi cơ hội biểu lộ tài năng.
Ăn cắp vặt:  thiếu tự tin còn có thể dẫn đến thói quen ăn cắp vặt hoặc làm những điều điên cuồng. Một người thiếu tự tin thừa nhận “  mỗi khi tôi lấy được cái gì đó đem về nhà, tôi cảm thấy thỏa mãn và an toàn biết bao”. Những người có thói quen này thường là những người có tham vọng, không bằng lòng với vị thế hiện tại của mình. Chính vì thế họ cố gắng dung mưu kế để lừa bịp người khác nhằm thu nhiều lợi lộc cho mình, vì họ tin rằng những gì mà họ thu được sẽ làm cho họ thỏa mãn và thấy tự tin hơn. 

 Đừng hạn chế năng lực của bản thân

 Hãy luôn sống cuộc sống của chính mình
"Chỉ khi biết mình là ai bạn mới thấy mình có giá trị!". Chúng ta có rất nhiều giả định sai khi không thật sự hiểu rõ về bản thân mình, bạn có dám khẳng định rằng mình hoàn toàn biết rõ những nhu cầu cũng như sở thích của bản thân, hay những điều bạn cho là ý muốn của mình đó thật ra là lại bắt nguồn từ suy nghĩ của những người thân như ông bà cha mẹ, anh chị,…có thể bạn đã sống quá lâu theo những giá trị của người khác nên nhìn mọi vật cũng bằng lăng kính của người khác mà không nhận ra lăng kính cá nhân của mình đang bị che lắp dần đi, chúng ta có thể kiểm tra vấn đề này qua những việc đơn giản như: hãy nghĩ xem bạn thích màu nào nhất : xanh, đỏ, tím hay vàng , có thể bạn luôn nói rằng bạn thích màu xanh dương nhất, nhưng đó có phải là câu trả lời chắc chắn không hay bạn chọn màu xanh dương chỉ đơn giản vì cha bạn cũng từng nói đó là màu mà ông yêu thích nhất; cách bạn bày trí căn phòng của mình cũng vậy bạn có xếp đặt quanh mình những đồ vật trang trí theo ý thích của mình? Hay đơn giản chỉ vì đó là ý thích của người yêu hay của cha mẹ bạn chẳng hạn. Hãy để chính mình lên tiếng, tự khám phá ra sở thích thật của mình, đừng cố bó buộc mình theo quan điểm của bất kỳ ai, bất kỳ diều gì, hãy tự khám phá ra sở thích thật sự của mình, và thậm chí khi đó bạn có thể phát hiện ra rằng sở thích của mình thay đổi tùy theo mỗi ngày, tùy theo tâm trạng.


Trong cuộc sống, mỗi người chúng ta có những quan điểm, suy nghĩ của riêng mình! Hãy nhận biết xem mình thích điều gì và không thích điều gì , hãy theo ý thích của bản thân và tôn trọng các quan điểm của mình, không cần phải đi theo cách đánh giá của người khác, miễn là nó giúp bạn cảm thấy thoải mái tự tin khi nhìn nhận tất cả mọi việc .

Hạn chế thói quen so sánh mình với những người khác
Có thể bạn thấy so với mọi người mình chỉ là một hạt cát giữa sa mạc, họ hơn và hơn bạn rất nhiều. Đó là một suy nghĩ lệch lạc của bạn đấy! Đừng so sánh bản thân mình với người khác, có rất nhiều điều không thể xảy ra trong thực tế cuộc sống khi bạn cứ mãi so sánh, hơn thua với những người xung quanh, hãy luôn tin rằng : “Tạo hóa ban tặng mỗi người một khả năng làm những điều mà người khác không thể” , tạo hóa ban tặng cho con người những đặc trưng riêng biệt về tính cách, ngoại hình, năng khiếu…Và con đường tìm kiếm hạnh phúc trong cuộc sống cũng chẳng ai giống ai. Vì vậy, điều bạn cần làm là cố gắng vươn lên, sống hết mình để chứng minh cho họ biết rằng : bạn không hề thua kém họ về tất cả. Và nhớ rằng, đừng bao giờ lấy họ làm thước đo, làm chuẩn mực để bạn vươn lên khẳng định mình có thể bằng họ. Rồi bạn sẽ cứ nhìn họ mà sống, bắt chước họ, chạy theo sau họ. Vậy thì cuộc sống này chẳng còn ý nghĩa gì!

Học cách chấp nhận và thích nghi với những thay đổi
Nếu gặp thất bại thì bạn nên coi đó là một bài học kinh nghiệm giúp bạn thành công. Bạn sẽ không bao giờ thành công nếu không gặp thất bại, và nên hiểu rằng: Không phải tất cả mọi việc đều có thể như ý muốn. Vì vậy, hãy tĩnh tâm để suy nghĩ về tính cách của bản thân và xác định những điều mình mong muốn để tập trung tất cả cho các mục tiêu đó. Nếu bạn thấy rằng mình cần phải thay đổi để thích nghi với cuộc sống thì hãy thực hiện ngay. Tuy nhiên, chắc chắn rằng những thay đổi này mang lại niềm hạnh phúc thực sự cho bản thân chứ không phải để gây ấn tượng với mọi người. Hãy bắt đầu bằng những điều nho nhỏ như giúp đỡ những người xung quanh, tạo thói quen suy nghĩ sâu sắc hay học những điều mới mẻ và các kỹ năng sống. Bạn có thể cải thiện kỹ năng đọc và viết của mình, tạo nhịp sống năng động với các bài tập thể dục, học cách quản lý thời gian hay thay đổi các thói quen.... để ngày càng hoàn thiện bản thân.

Ngừng suy nghĩ  tự  ti về bản thân
“ Chúng ta suy nghĩ và tin như thế nào thì chúng ta sẽ trở thành người như thế ấy”. Chính bạn chứ không phải một ai khác mang lại sự bình an cho bạn, chính bạn đang hạn chế khả năng của bản thân về việc suy nghĩ tiêu cực về những điều mình có thể và không thể làm được. Chúng ta sẽ trở thành những gì chúng ta nghĩ, do đó đừng để bản thân bị hạn chế vì những định kiến hay những suy nghĩ hạn hẹp của chính mình, hãy khát khao và nghĩ về những điều lớn lao, tốt đẹp hơn. 


 Cho dù ngoại hình, sức khỏe, vị thế hay khả năng…của bạn là gì đi chăng nữa, hãy luôn tự tin về bản thân mình. Mỗi người trong chúng ta đều đang sở hữu một tài năng tiềm ẩn, điểm mạnh, điểm yếu, tính cách riêng... hãy khám phá chúng và phát triển thành công hơn.  Vì vậy, chẳng có lý do gì để bạn tự ti về bản thân mình yếu kém hơn so người khác.


Chủ Nhật, 15 tháng 4, 2012

SINH TRẮC VÂN TAY – CÔNG CỤ HỖ TRỢ GIÁO DỤC MỚI ĐANG ĐƯỢC QUAN TÂM

SINH TRẮC VÂN TAY ĐÃ ĐƯỢC NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG TRONG Y HỌC, DI TRUYỀN HỌC VÀ PHÔI THAI HỌC HƠN 2 THẾ KỶ NAY. NHỜ CÁC TIẾN BỘ GẦN ĐÂY TRONG NGHIÊN CỨU VỀ CÁC MỐI QUAN HỆ GIỮA VÂN TAY, NÃO BỘ VÀ NĂNG LỰC TƯ DUY, SINH TRẮC VÂN TAY BẮT ĐẦU ĐƯỢC ỨNG DỤNG TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP Ở NHIỀU NƠI TRÊN THẾ GIỚI BAO GỒM MỸ, NHẬT, NGA, ĐÀI LOAN, TRUNG QUỐC, SINGAPORE, MALAYSIA VÀ MỚI ĐÂY LÀ VIỆT NAM.

ĐỂ GIÚP BẠN ĐỌC HIỂU ĐÚNG HƠN VỀ PHƯƠNG PHÁP NÀY VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ TRONG GIÁO DỤC VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP, CHÚNG TÔI ĐÃ CÓ CUỘC TRAO ĐỔI TRỰC TIẾP VỚI TIẾN SĨ  PHẠM MẠNH HÀ – KHOA TÂM LÝ HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Thưa Tiến sỹ, trên tờ Khoa học và Đời sống số 40 ra ngày 3.4.2012 vừa qua, trong bài báo “Vân tay đọc chỉ số thông minh – không có cơ sở khoa học” có nêu tên ông, xin ông cho biết rõ ý kiến của mình về vấn đề này?

Thứ nhất là vấn đề về tờ báo và lời phát biểu của tôi trên tờ báo.
Tác giả Tô Hội chưa từng gặp và trao đổi với tôi. Việc sử dụng tên và ý kiến của tôi đưa ra trong lời bài báo là hoàn toàn sai và không đúng sự thật. Và tôi xin khẳng định lại một lần nữa về vấn đề này.
Thứ hai, chúng ta không nên phán xét một điều gì là đúng hay sai khi chưa có đủ bằng chứng khoa học. Về cá nhân tôi, phương pháp sinh trắc vân tay cần được đối xử bình đẳng như những phương pháp nghiên cứu khách quan khác trong hệ thống khoa học và cần được các nhà khoa học nghiên cứu, tìm hiểu và ứng dụng.

Thưa tiến sỹ, đứng trên góc độ chuyên môn, Ông có ý kiến gì về phương pháp sinh trắc vân tay?

Với tư cách là một nhà khoa học, tôi nghĩ rằng trong ngành khoa học hiện đại thì việc sử dụng phương pháp nghiên cứu khách quan là việc rất cần thiết. Phương pháp sinh trắc vân tay là một phương pháp nghiên cứu khách quan bởi chúng dựa trên những bằng chứng khoa học đã được nghiên cứu và công bố trước đó. Cách đây khoảng 2 năm, tôi đã từng tham gia một nghiên cứu có liên quan tới sinh trắc vân tay do Trung tâm Vala tổ chức và chúng tôi cũng đã làm việc với nhau một thời gian. Trong quá trình nghiên cứu đó, khi đánh giá trên cùng một đối tượng, chúng tôi nhận thấy rằng phương pháp sinh trắc vân tay cho ra nhưng kết quả tương đồng với những phương pháp trắc nghiệm tâm lý khách quan đã được chuẩn hóa ở Việt Nam.
Trong lĩnh vực nghiên cứu của tôi về hướng nghiệp, cũng đã bước đầu ứng dụng phương pháp sinh trắc vân tay như một phương pháp tham chiếu  để khám phá ra những đặc điểm tâm lý nổi trội của học sinh, để từ đó hướng dẫn các em lựa chọn nghề một cách phù hợp. Tuy nhiên, có nhiều lý do khách quan cũng như sự mới mẻ của phương pháp dẫn đến việc ứng dụng sinh trắc vân tay chưa được phổ biến rộng rãi.
Nếu sinh trắc vân tay được các nhà khoa học quan tâm và tìm hiểu, nghiên cứu và ứng dụng thì  nó sẽ có một lợi ích rất nhiều cho công tác giáo dục và đặc biệt là trong công tác phát triển con người. Chất lượng giáo dục phụ thuộc rất nhiều vào việc chúng ta có sử dụng đúng phương pháp giáo dục phù hợp với khả năng, năng lực, tính cách, kiểu trí tuệ trong học tập của các em hay không? Do đó, việc khám phá sớm những tiềm năng của trẻ để từ đó có biện pháp giáo dục phù hợp là một việc làm cần thiết.

Là một phụ huynh học sinh đã từng làm sinh trắc vân tay cho con của mình, Ông có mong muốn gì về việc ứng dụng kết quả sinh trắc này vào quá trình giáo dục con trẻ?

Với tư cách là một phụ huynh, tôi rất mong mỏi có được một phương pháp khách quan, có tính khoa học cao để khám phá sớm những tiềm năng cũng như tính cách của con em mình, để rồi từ đó cha mẹ biết cách chăm sóc và giáo dục phù hợp, giúp con phát triển một cách toàn diện. Hy vọng rằng, trong tương lai sẽ có thêm nhiều các nghiên cứu về tính khoa học và tính ứng dụng của sinh trắc vân tay để các bậc phụ huynh yên tâm sử dụng như một phương tiện hỗ trợ giáo dục có hiệu quả.

Xin cám ơn Tiến sĩ!

Thứ Hai, 9 tháng 4, 2012

PHÁT HIỆN TÀI NĂNG CỦA BẠN BẰNG SINH TRẮC HỌC DẤU VÂN TAY


Một ngành khoa học nghiên cứu về dấu vân tay và sự liên quan của nó đến khả năng bẩm sinh của con người đã được khởi xướng trên thế giới từ 1685, và người ta đã chuyển hóa môn khoa học này thành một ứng dụng rất thiết thực trong việc định hướng cho trẻ em trong việc chọn ngành, chọn nghề. Gần đây, một công ty của Singapore đã đưa ứng dụng này vào Việt Nam và được sự hưởng ứng khá tốt của các bậc phụ huynh. Chính bản thân tôi cũng đã thực hiện việc phan tích dấu vân tay của mình, và đây là những gì mà tôi muốn chia sẽ cho các bạn.

Thứ nhất, chúng ta đừng nhầm lẫn giữa khoa học và bói toán, vì đôi khi các chuyên gia đọc quá nhiều tài liệu nên dù chưa phân tích bằng máy thì họ nhìn vào vân tay của bạn cũng có thể đoán đúng đến 80% tính cách của bạn.




Thứ 2, vân tay là duy nhất, đặc trưng cho mỗi cá nhân riêng biệt, không có sự trùng hợp dấu vân tay nên người ta mới lấy vân tay của bạn để làm chứng minh nhân dân. Đường chỉ tay của con người có thay đổi theo thời gian, trung bình là 6 tháng/lần, nhưng thay đổi này rất nhỏ nên đôi khi chúng ta không biết.


Thứ 3, theo tôi, việc phan tích dấu vân tay nên làm càng sớm càng tốt, (tôi sẽ cho con của mình phan tích dấu vân tay khi bé chào đời), vì chúng ta bắt đầu giáo dục trẻ từ khi lọt lòng. Ở Việt Nam hiện nay, lứa tuổi quan trọng nhất cần thực hiện việc phân tich, theo tôi là các em học sinh PTTH, đăc biệt là những em sắp bước vào ngưỡng cửa chọn ngành, nghề khi thi đại học.


Thứ 4, tại sao nên phân tích dấu vân tay?


  • Ẩn số của não bộ nằm tại các đường vân tay
  • Khám phá cách tiếp thu việc học của bạn hay con bạn để có định hướng giáo dục phù hợp
  • Khám phá tài năng tiềm ẩn, tạo nền tảng cho sự thành công
  • Thiên tài không thể được huấn luyện mà có thể được phát hiện
Việc phân tích này cho chúng ta biết những gì?
  • cá tính bên ngoài & tính cách bên trong, cũng như phong cách làm viêc của bạn/con bạn
  • Đánh giá khả năng vượt trội trên các thùy não (thùy trán, thùy trước trán, thùy đỉnh, thùy chẩm, thùy thái dương), mỗi thùy tương ứng với năng lực của một khả năng riêng. VD thùy trước trán là khả năng nhận thức, nhân cách.


  • Đánh giá khả năng vượt trội trên bán cầu não, não trái liên quan đến logic, toán học, ngôn ngữ trong khi não phải lại thiên về nghệ thuật, sáng tạo... Từ đó xác định bạn có khả năng vượt trội như thế nào, đâu là điểm mạnh, điểm yếu của bạn/con bạn.
  • Góc ATD và độ nhạy bén trong học tập, xem % sử dụng não phải & trái của bạn có cân bằng hay không
  • Đánh giá các chỉ số EQ (cảm xúc), IQ (Thông minh) AQ (vượt khó) và CQ (sáng tạo)...như chúng ta đã biết, để thành công thì chỉ số EQ quan trọng hơn chỉ số IQ rất nhiều, bên cạnh đó chỉ số AQ & CQ cũng đóng góp rất lớn vào công việc hay cuộc sống của một người.
  • Phân tích óc nhạy bén, nghĩa là sự bù trừ giữa óc năng động & óc phân tích, trung bình mọi người thường có óc nhạy bén từ 2-12%, nếu ai vượt hơn con số đó thì người này khá liều lĩnh, họ hành động rất nhanh chóng và khả năng phân tích của họ không cao lắm. (Tôi là người như thế, độ liều của tôi đến 31% các bạn ah).
  • Phân tích khả năng hấp thu bằng thị giác, thính giác và vận động nhằm xác định phương pháp giáo dục nào là phù hợp nhất với bạn/con bạn. Ví dụ: nếu bạn có khả năng thị giác cao, nghĩa là bạn tiếp thu bằng cách nhìn, quan sát là tốt nhất.
  • Thuyết đa thông minh: con người có 8 loại thông minh bao gồm thông minh nội tâm (intrapersonal), thông minh tương tác-giao tiếp (interpersonal), vận động cơ thể (bodily-kinesthetic), ngôn ngữ (linguistic), toán học (logical/mathematical), Tự nhiên (naturalist), âm nhạc (musical) và thị giác (spacial/visual). Không ai vượt trội ở cả 8 lĩnh vực, do đó Việc đánh giá này cho biết bạn sở hữu loại thông minh nào vượt trội, từ đó xác định những ngành nghề phù hợp với bạn.
Bài phân tích này bao gồm 32 trang được thực hiện tại Singapore, sau đó được việt hóa và được các chuyên gia giải thích cặn kẽ cho chúng ta. Kết quả có độ chính xác rất cao, trên 90% đối với người trưởng thành (vì chúng ta ít nhiều đã bị môi trường tác động), còn trẻ em thì có thể cao hơn.

Xin các bạn lưu ý là tôi không cố tình quảng cáo trung tâm này, cũng như tôi không nhận bất kỳ khoảng hoa hồng nào của họ trong việc giới thiệu. Lí do tôi muốn chia sẽ thông tin này cho tất cả mọi người là vì tôi thấy nó thực sự cần thiết. Tôi đã mất thời gian học 4 năm đại học trong ngành khoa học, nhưng cuối cùng tôi lại theo con đường kinh doanh, trong khi thiên bẩm của tôi là nghiên nhiều về hướng xã hội, tâm lý, giáo dục, truyền thông. Do đó, mong ước thiết tha nhất của tôi là càng ngày các bạn trẻ càng được định hướng một cách đúng đắn ngay từ đầu, như vậy sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức của các bạn, tiền bạc của gia đình và chất xám cho xã hội và việc học của các bạn cũng trở nên nhẹ nhàng hơn vì bạn được học theo sở thích, năng khiếu của mình.
Là một người đi trước, nếu tôi giúp được gì cho các bạn, đó là điều vinh hạnh của tôi, các bạn đừng ngại liên lạc với tôi qua emai anna@imgroup.vn
Chia sẻ bởi :
Anna Minh - CEO - IM Group

NHỮNG BẰNG CHỨNG CỤ THỂ VỀ SINH TRẮC VÂN TAY


Tham khảo tại: 


KHOA HỌC VỀ DẤU VÂN TAY

Chúng ta đã biết rằng dấu vân tay của mỗi cá nhân là độc nhất. Xác suất hai cá nhân - thậm chí ngay cả anh em (hoặc chị em) sinh đôi cùng trứng - có cùng một bộ dấu vân tay là 1 trên 64 tỉ. Ngay cả các ngón trên cùng bàn tay cũng có vân khác nhau. Dấu vân tay của mỗi người là không đổi trong suốt cuộc đời. Người ta có thể làm phẫu thuật thay da ngón tay, nhưng chỉ sau một thời gian dấu vân tay lại được hồi phục như ban đầu.


Dấu vân tay được khởi tạo ở thai nhi vào giai đoạn 13 đến 19 tuần tuổi. Đầu tiên lớp đệm được hình thành. Kích cỡ và vị trí của lớp đệm sẽ quyết định phần nào hình dạng kiểu vân tay. Nói chung, những lớp đệm có kích cỡ nhỏ sẽ tạo ra những vân dạng vòm; những lớp đệm kích cỡ lớn hơn sẽ tạo ra vân hình móc hoặc tròn. Nếu lớp đệm bị lệch thì nó sẽ tạo ra vân tay không đối xứng. Dấu vân tay bắt đầu nổi rõ khi thai nhi được ba tháng tuổi, được định hình và hoàn thiện vào lúc sáu tháng tuổi. 
Khoa học về dấu vân tay được Francis Galton khởi xướng vào cuối thế kỉ thứ XIX. Từ đó đến nay nó được phát triển mạnh mẽ nhờ một đội ngũ hùng hậu các nhà di truyền học và sinh vật học. Năm 1880, Henry Fault đưa ra lí luận về số lượng vân tay RC (Ridge Count) để đánh giá mức độ phụ thuộc của vân tay vào gen di truyền. 
Các nhà bác học cho rằng dấu vân tay được hình thành dưới tác động của hệ thống gen di truyền mà thai nhi được thừa hưởng và tác động của môi trường thông qua hệ thống mạch máu và hệ thống thần kinh nằm giữa hạ bì và biểu bì. Một vài trong số các tác động đó là sự cung cấp ôxy, sự hình thành các dây thần kinh, sự phân bố các tuyến mồ hôi, sự phát triển của các biểu mô... Điều thú vị là mặc dù có chung một hệ thống gen di truyền nhưng vân tay ở mười đầu ngón tay của mỗi cá nhân khác nhau. Năm 1868 nhà bác học Roberts chỉ ra rằng mỗi ngón tay có một môi trường phát triển vi mô khác nhau; ngoài ra ngón tay cái và ngón tay trỏ còn phải chịu thêm một vài tác động môi trường riêng. Vì vậy, vân tay trên mười đầu ngón tay của một cá nhân khác nhau. Hai anh em (chị em) song sinh cùng trứng có dấu vân tay khá là giống nhau nhưng vẫn có thể phân biệt được rõ dấu vân tay của từng người. Đó là vì tuy có cùng hệ thống gen di truyền và chia sẻ chung môi trường phát triển trong bụng mẹ nhưng do họ có vị trí khác nhau trong dạ con nên môi trường vi mô của họ khác nhau và do đó có dấu vân tay khác nhau.

Năm 1968 nhà bác học Holt đã chứng minh được rằng có thể dự đoán tương đối chính xác tổng số lượng vân tay TRC (Total Ridge Count) và mức độ phụ thuộc của chúng vào gen di truyền của mỗi người. Vì vậy có thể coi TRC là một biểu hiện phụ trợ của hệ thống gen mà con người được thừa kế. TRC phản ánh gần đúng sự đóng góp của từng gen riêng biệt trong hệ thống gen vào việc hình thành một con người cụ thể. Thật vậy, dấu vân tay được hình thành dưới tác động của hai yếu tố hệ thống gen và môi trường nên nó phản ánh được quá trình hình thành và phát triển của thai nhi.

Dấu vân tay được sử dụng rộng rãi để nhận dạng cá nhân, để hội chẩn những chứng bệnh do di truyền và phát hiện tiềm năng của con người.

Việc sử dụng dấu vân tay và vân chân để nhận dạng đã được người Trung Quốc làm từ thế kỉ thứ XIV. Khi một đứa trẻ ra đời, người Trung Quốc đã dùng mực bôi đen chân tay nó và in dấu lên một tờ giấy.

Người Anh bắt đầu sử dụng dấu vân tay một cách tình cờ vào tháng bảy năm 1858. Ngài William Herschen, một quan cai trị người Anh tại Ấn độ, do quá bức xúc với tính gian trá đã bắt thương gia bản xứ là Rajyadhar Konai in dấu bàn tay lên mặt sau của tờ hợp đồng.

Vào nửa sau của thế kỉ XIX, Richard Edward Henry của Scotland Yard (cơ quan an ninh của Anh) đã phát triển phương pháp phân loại và nhận dạng dấu vân tay. Phương pháp này được Francis Galton cải tiến vào năm 1892 và được sử dụng làm cơ sở thực nghiệm với độ tin cậy cao. Hầu như đồng thời với hệ thống phân loại vân tay của người Anh, Juan Vucetich đã tạo ra một hệ thống phân loại khác cho các nước dùng tiếng Tây Ban Nha. Hiện nay InterPol sử dụng cả hai hệ thống phân loại nêu trên. Ở Mỹ có nhiều hệ thống phân loại và xử lí thông tin vân tay. Tuy nhiên, có thể phân loại vân tay theo ba kiểu chính: xoáy tròn, móc và vòm. Ngoài ra, mỗi kiểu còn được phân theo độ nghiêng: 0, 45, 90 và 135 độ. 

Việc sử dụng dấu vân tay để nhận dạng được áp dụng rộng rãi trong đời sống của các nước công nghiệp phát triển. Dấu vân tay không những được sử dụng trong lĩnh vực hình sự mà còn được sử dụng trong việc xác nhận nhân thân của cá nhân khi truy cập mạng hoặc mở khoá; một số ngân hàng đã bắt đầu thanh toán thẻ ATM sử dụng máy đọc vân tay.
 
Trong y học, dựa trên những bức tranh vân tay đặc trưng, người ta phát hiện ra những bệnh do sai lệch gen như hội chứng Down, hội chứng ba nhiễm sắc thể 18, ba nhiễm sắc thể 13, sai lệch nhiễm sắc thể giới tính XXX, XXY...

Trong các xã hội công nghiệp hiện đại, Khoa học Dấu vân tay trợ giúp bố mẹ trong việc phát triển năng khiếu và hạn chế hoặc khắc phục phần nào những khiếm khuyết của con bằng cách đọc vân tay để dự báo tiềm năng. Tuy nhiên, dấu vân tay còn giúp nhận biết những nét tính cách được kế thừa bằng con đường di truyền và chỉ phản ánh gần đúng tiềm năng của cá nhân. Việc đọc và nhận dạng tiềm năng qua dấu vân tay có thể giúp bố mẹ và con cái nhận biết khả năng tiềm ẩn của con cái và hỗ trợ phương pháp giáo dục phù hợp.